Đưa di sản nghề làm nước mắm Phú Quốc bay xa

Đưa di sản nghề làm nước mắm Phú Quốc bay xa

Nước mắm Phú Quốc đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong tương lai, cần đưa nghề làm nước mắm trở thành di sản văn hóa thế giới. Việc được UNESCO sẽ tăng thêm giá trị thương hiệu sản phẩm. Nghề truyền thống hàng trăm năm lịch sử  […]

Nước mắm Phú Quốc đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong tương lai, cần đưa nghề làm nước mắm trở thành di sản văn hóa thế giới. Việc được UNESCO sẽ tăng thêm giá trị thương hiệu sản phẩm.

Nghề truyền thống hàng trăm năm lịch sử 

Nằm ở vùng biển Tây Nam, Phú Quốc là đảo lớn nhất Việt Nam. Đây là trung tâm hành chính của Thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Nghề làm nước mắm đã nổi tiếng hàng trăm năm qua.

Nghề đánh cá ven biển ở Phú Quốc gắn với nghề làm nước mắm từ cuối thế kỷ XIX. Với quy mô lớn, nghề bảo đảm đời sống cho gần 2.000 cư dân trên đảo ngọc.

Nghề đánh cá ven biển ở Phú Quốc gắn với nghề làm nước mắm từ cuối thế kỷ XIX
Nghề đánh cá ven biển ở Phú Quốc gắn với nghề làm nước mắm từ cuối thế kỷ XIX

Vùng biển Phú Quốc có rất nhiều loại phù du và rong biển. Đây là nguồn thức ăn chính cho cá cơm, nguyên liệu chính để làm nước mắm. Do đó, cá cơm phát triển rất dồi dào trên vùng biển này. Nghề làm nước mắm đã có ở Phú Quốc cách đây hơn 200 năm. Người ngư dân đánh bắt cá cơm tươi sống và ướp muối ngay trên tàu. Sau đó mang về ủ chượp.

Đặc trưng của nghề làm nước mắm Phú Quốc là ủ chượp cá cơm trong thùng gỗ. Thùng được làm từ gỗ bời lời, vốn có nhiều trong rừng Phú Quốc. Càng để lâu thì thùng gỗ càng bền chắc và cho ra chất lượng nước mắm càng thơm ngon. Thùng có hình trụ tròn với phần miệng rộng, đóng từ 55 tấm ván có kích cỡ đều nhau. Và được quấn đai bằng loại mây xanh ở trên rừng.

Tại đây, nước mắm được sản xuất bằng phương pháp thủ công truyền thống. Theo công thức 3 cá cơm+1 muối, thời gian ủ từ 10-15 tháng. Nước mắm sẽ phân thành nhiều loại khác nhau từ nước đầu tiên đến nước cuối cùng. Mỗi loại lại có độ đạm khác nhau, dao động từ 20 – 43 độ.

Quá trình phát triển của làng nghề nước mắm Phú Quốc 

Nước mắm được sản xuất từ Phú Quốc bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ năm 1945 đến nay. Bộ Thủy sản cùng tỉnh Kiên Giang đã lập hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 1998. Tới 1/6/2001, là sản phẩm đầu tiên được đăng bạ tại Việt Nam.

EU đã trao chứng nhận tên gọi xuất xứ “Phú Quốc” cho nước mắm Việt Nam tại Brussels (Bỉ) vào tháng 7/2013. 1 tháng sau, Bộ Công Thương trao lại chứng nhận này cho UBND huyện Phú Quốc và Hội Nước mắm Phú Quốc, từ đó được bảo hộ và phát triển đến nay.

Hiện nay, có khoảng 100 nhà thùng làm nước mắm. Tất cả tập trung ở phường An Thới và Dương Đông. Thành lập vào tháng 10/2000, Hội hiện có 53 hội viên. Nhờ được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, làng nghề luôn được quan tâm giữ vững, phát triển.

Di sản văn hóa độc đáo 

Thương hiệu nước mắm Phú Quốc được người tiêu dùng khắp nơi biết đến. Và trở thành sản phẩm du lịch độc đáo của huyện đảo. Khách du lịch không chỉ đến tham quan làng nghề, còn khám phá đời sống văn hóa nơi đây. Tuy nhiên, hiện chưa có quy hoạch làng nghề nước mắm. Do đó chưa thể tập trung làng nghề thành một địa điểm tham quan cho du khách.

Hội mong sớm có quy hoạch làng nghề tập trung. Từ đó ổn định sản xuất kinh doanh, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho làng nghề. Đồng thời, phục vụ quảng bá nghề nước mắm cho du khách tại một địa điểm tập trung.

Nghề làm nước mắm hiện đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Và sẽ hướng tới việc được UNESCO công nhận trở thành di sản văn hóa phi vật thể thế giới. Nhờ đó, gia tăng giá trị thương hiệu cho nước mắm. Và góp phần nâng tầm di sản văn hóa địa phương.

admin

Related post