ĐẶC SẢN 500 NĂM CỦA VIỆT NAM TÍNH ĐƯỜNG BUNG RA THẾ GIỚI
Có lịch sử 500-600 năm, nhưng doanh nghiệp sản xuất nước mắm chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ. Các nhà sản xuất cần đổi mới công nghệ sản xuất nước mắm nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng tầm thương hiệu,… thu ngoại tệ về cho đất nước. Đây là ý kiến của Thứ […]
Có lịch sử 500-600 năm, nhưng doanh nghiệp sản xuất nước mắm chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ. Các nhà sản xuất cần đổi mới công nghệ sản xuất nước mắm nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng tầm thương hiệu,… thu ngoại tệ về cho đất nước.
Đây là ý kiến của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến tại Đại hội thành lập Hiệp hội Nước mắm Việt Nam ngày 27/10 tại Hà Nội.
Chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
Tại Việt Nam, nghề làm nước mắm được hình thành và phát triển song hành cùng nghề đánh cá và nghề làm muối. Nghĩa là có cách đây khoảng 500-600 năm.
Toàn quốc hiện có 783 cơ sở sản xuất có đăng ký sản xuất kinh doanh. Gần 1.500 hộ gia đình có tham gia chế biến. Tổng công suất chế biến đạt khoảng 250 triệu lít/năm. Số lượng cơ sở chế biến nước mắm tham gia xuất khẩu là 35 cơ sở. Tập trung chủ yếu cở các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và ĐBSCL. Chiếm 4,5% tổng số cơ sở chế biến thủy sản đủ điều kiện xuất khẩu vào các thị trường.
Nước mắm hiện được xuất khẩu tới trên 20 thị trường. Chủ yếu Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Còn lại chủ yếu là chế biến tiêu thụ nội địa với 748 cơ sở. Chiếm 22,8% số lượng cơ cở chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa.
Năm 2019, Việt Nam đã xây dựng và hình thành được 43 mô hình chuỗi sản xuất tiêu thụ nước mắm an toàn. Chiếm 28,1% tổng số chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi cả nước. Tổng giá trị ngành hàng hiện nay đạt khoảng 6.000 tỷ đồng/năm. Tăng trưởng bình quân trong 10 năm qua đạt 13,25%/năm.
Song, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhận xét, doanh nghiệp (DN) sản xuất nước mắm ở nước ta chủ yếu vẫn là nhỏ và siêu nhỏ. Tốc độ đổi mới công nghệ sản xuất ở các DN trong ngành này còn chậm.
“Bốn năm trở lại đây có khoảng 60 dự án lớn đầu tư vào nông nghiệp với quy mô lên tới 43.000 tỷ đồng. Song phần đầu tư vào sản xuất nước mắm còn rất hạn chế”, Thứ trưởng Tiến cho hay.
Theo các chuyên gia, cần đổi mới công nghệ chế biến theo hướng hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu
Gỡ nút thắt chế biến
Trải qua quá trình dài, rất vất vả, nhưng nhờ sự phối hợp của các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Nội vụ. Hiệp hội Nước mắm Việt Nam chính thức được thành lập theo Quyết định 610 của Bộ Nội vụ. Qua đó kế thừa, phát triển, xây dựng và hiện đại hoá ngành hàng. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, Thứ trưởng Tiến nhấn mạnh.
Theo ông Tiến, sản phẩm nước mắm hiện nằm trong 3 trục sản phẩm vùng miền, tham gia Chương trình OCOP. Sau khi thành lập, Hiệp hội Nước mắm Việt Nam cần tập trung tháo gỡ nút thắt về công nghệ chế biến nhằm đa dạng hóa sản phẩm. Nâng tầm thương hiệu, đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn của các quốc gia nhập khẩu. Đưa sản phẩm nước mắm của Việt Nam chinh phục thế giới, thu ngoại tệ về cho đất nước.
Trong khi đó, ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cho rằng, tuy sản lượng nước mắm từ các thành viên của Hiệp hội Nước mắm Việt Nam đóng góp cho GDP của đất nước không nhiều. Nhưng liên quan đến bữa ăn của hàng chục triệu gia đình, của gần 100 triệu người dân Việt Nam.
Tại Đại hội, PGS.TS Trần Đáng – nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng thừa nhận, nước mắm có lịch sử tồn tại lâu dài. Một phần không thể thiếu trong đời sống và văn hóa của người Việt. Với lợi thế, tiềm năng sẵn có, nên hoàn toàn có thể xuất khẩu đi toàn thế giới.
Theo các chuyên gia, cần đổi mới công nghệ chế biến theo hướng hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu
Do vậy, Hiệp hội Nước mắm Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động là cần thiết. Đáp ứng yêu cầu thực tiễn, giữ được văn hoá của nước mắm truyền thống. Nhưng phải đổi mới công nghệ hiện đại, đáp ứng các yêu cầu nâng cao chất lượng. Xây dựng thương hiệu nước mắm Việt Nam cũng như góp phần khai thác hợp lý, bảo vệ nguồn lợi thuỷ hải sản”.
Bà Nguyễn Thị Bích Thủy – Trưởng Ban vận động thành lập Hiệp hội chia sẻ, Đại hội thành lập Hiệp hội Nước mắm Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2025 là sự kiện quan trọng. Đánh dấu bước phát triển mới của ngành. Hiệp hội luôn luôn hoan nghênh tất cả các tổ chức, cá nhân muốn tham gia. Đây chính là ngôi nhà chung mà các thành viên cùng hợp tác chặt chẽ để khẳng định vị thế của ngành tại Việt Nam. Hơn nữa là vươn tầm quốc tế.
Các hoạt động của Hiệp hội sẽ thúc đẩy tăng trưởng sản lượng nước mắm. Đáp ứng nhu cầu của thị trường về chất lượng, an toàn thực phẩm và thị hiếu người dùng. Đồng thời bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển sản xuất… Thông qua Hiệp hội, các thành viên sẽ kế thừa và phát triển tinh hoa lâu đời của nghề sản xuất. Kết hợp với khoa học kỹ thuật hiện đại, thúc đẩy nước mắm Việt Nam được công nhận vị trí số 1 toàn cầu.