BẠN HIỂU GÌ VỀ MỘT CHAI NƯỚC MẮM NGON (Phần 1)
Khi cầm chai nước mắm ngon, bạn sẽ thấy hàng loạt con số. Nào là tỉ lệ phần trăm cốt nhĩ, tổng protein, độ đạm… Ngoài ra còn có các loại phụ gia thực phẩm, năng lượng. Liệu bạn đã hiểu hết về các con số để lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp? […]
Khi cầm chai nước mắm ngon, bạn sẽ thấy hàng loạt con số. Nào là tỉ lệ phần trăm cốt nhĩ, tổng protein, độ đạm… Ngoài ra còn có các loại phụ gia thực phẩm, năng lượng. Liệu bạn đã hiểu hết về các con số để lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp?
Cũng như các ngành hàng tiêu dùng khác, một nước mắm ngon tận dụng từng centimet trên nhãn để công bố thông tin. Các thông tin này gồm nguyên liệu, ngày sản xuất, hạn sử dụng. Chúng ta còn thấy cả công ty sở hữu thương hiệu, địa điểm sản xuất, công ty nhập khẩu, phân phối… Tất cả các nội dung này được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, từng centimet “vàng” còn được tận dụng để hướng dẫn sử dụng, cảnh báo… Các nội dung quảng cáo, thậm chí là để cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh cũng chen trên bao bì. Các nội dung này tùy vào năng lực làm thương hiệu, marketing của mỗi nhà sản xuất. Chính vì lý do này, khiến các bà nội trợ “ngợp” khi đọc các thông tin trên nhãn chai nước mắm.
Thành phần cốt nhĩ, tinh cốt, protein và độ đạm (nitơ tổng)
Đây là ba thông tin có liên quan đến nhau, và thường thấy trên mỗi chai nước mắm. Nhưng các thông tin này rất dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Chúng thường được một số nhà sản xuất tận dụng tối đa để tạo ấn tượng cho sản phẩm. Mà không vi phạm quy định về công bố chất lượng sản phẩm.
Các nhà sản xuất thường nhấn mạnh con số thành phần cốt nhĩ hoặc tinh cốt. Con số này phần nào thể hiện thành phần protein và độ đạm. Người tiêu dùng dễ dàng nhìn thấy những số như 45% hay 60%. Cốt nhĩ là nước mắm cốt ngon nguyên chất. Từ “nhĩ” là động từ. Mô tả việc nước mắm nguyên chất được tiết ra từ các thùng ủ chượp cá và muối. Mắm nhĩ là nước đầu sau quá trình ủ. Tức là loại nước mắm chưa pha loãng một cách chủ động.
Có loại nước mắm cốt thứ hai là sau khi đã “nhĩ” hết. Nhà thùng sẽ phá thùng và trộn thêm nước muối để nấu lên. Từ đó, nhà thùng sẽ thu về loại nước mắm cốt (tạm gọi là cốt nấu). Nhưng sẽ là sai lầm nếu chỉ nhìn con số cốt nhĩ, tinh cốt và nghĩ rằng nó là độ đạm.
Những con số này chỉ giúp ta có hai thông tin. Một là chai nước mắm này có tỉ lệ nhất định từ nước mắm nguyên chất. Và chai nước mắm này được pha loãng hơn so với nước lọc đầu tiên.
Ví dụ, chai nước mắm có thể ghi tỉ lệ nước mắm cốt là 45%. Còn lượng protein đúng là 125g/l, tương đương 20 độ đạm.
Nhưng đây cũng không phải là con số định lượng giá trị của những chai nước mắm. Vì nước mắm nguyên chất không phải là một kiểu đơn vị đo. Phẩm chất của mỗi sản phẩm nước mắm không giống nhau. Chúng phụ thuộc vào tỉ lệ muối – cá (tỉ lệ này giữa các nhà thùng không giống nhau). Loại cá (cá thu, cá cơm, cá mực…), phẩm chất cá (độ tươi, vị ngọt của từng loại cá). Thời gian ủ chượp (có thể kéo dài từ 4 tháng đến cả năm)…
Và cũng nên hiểu đúng, trong nước mắm ngon đã có nước thụ động trong cơ thể cá hoặc nước rửa cá. Do đó, mức độ “nguyên chất” của mỗi nhà thùng là không giống nhau. Nếu hiểu “nguyên chất” với nghĩa tuyệt đối. Nước mắm chỉ thực sự coi là nguyên chất khi nó không còn là nước. Có lẽ là nó nên là một khối muối và đạm cá cô đặc, độ ẩm bằng 0.
Con số có giá trị đo kiểm hơn tỷ lệ cốt nhĩ là hàm lượng protein của nước mắm. Nó thường được đo bằng đơn vị là gam/lít. Con số này sẽ tỉ lệ thuận với độ đạm (Nitơ tổng), cũng được đo bằng gam/lít. Lượng protein được quy đổi ra độ đạm bằng cách chia cho hệ số 6.25. Đây là công thức tính toán được cả thế giới tuân theo, áp dụng với nhiều ngành. Ví dụ, một chai nước nước mắm có hàm lượng protein 125 gam/lít thì sẽ có 20 độ đạm.
Thông thường, người tiêu dùng dễ bị nhầm lẫn hai thông số này. Bạn có thể mua một chai nước mắm có lượng protein 62,5 gam/lít. Nhưng độ đạm của chai mắm này nằm ở mức 10. Chính vì vậy nên bạn cần nắm rõ để lựa chọn chai nước mắm đạm ngon. Nước mắm ngon – bổ – rẻ hay không phụ thuộc vào kiến thức của bạn đấy!