CÁCH NẤU BÚN MĂNG VIỆT CỰC THƠM NGON CHUẨN VỊ

CÁCH NẤU BÚN MĂNG VIỆT CỰC THƠM NGON CHUẨN VỊ

CÁCH NẤU BÚN MĂNG VIỆT CỰC THƠM NGON CHUẨN VỊ

Bún măng vịt là món ăn đặc trưng và được rất nhiều tín đồ ẩm thực ưa thích. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn nấu món bún ngon không đối thủ này bởi những hướng dẫn chính xác và chi tiết nhất! Cùng theo dõi để nâng cao tây nghề đầu bếp của mình nhé! […]

Bún măng vịt là món ăn đặc trưng và được rất nhiều tín đồ ẩm thực ưa thích. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn nấu món bún ngon không đối thủ này bởi những hướng dẫn chính xác và chi tiết nhất! Cùng theo dõi để nâng cao tây nghề đầu bếp của mình nhé!

CÁCH NẤU BÚN MĂNG VIỆT CỰC THƠM NGON CHUẨN VỊ

Cách làm bún măng vịt:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Vịt: 1 con nặng khoảng 1 – 1,2 kg
  • Măng tươi: 500g
  • Gừng tươi: 1 nhánh
  • Tiết vịt: 500g
  • Chanh tươi: 1 trái
  • Ớt sừng: 3 trái
  • Bún tươi: 1kg
  • Rau sống ăn kèm bún: rau muống chẻ, bắp chuối thái lát, rau thơm, giá đỗ, rau quế…
  • Hành lá: 1 bó nhỏ
  • Rau mùi: 2 bó nhỏ
  • Hành khô: 4 củ
  • Tỏi khô: 2 củ
  • Nước mắm Chin-Su
  • Gia vị: bột ngọt, muối, hạt nêm, hạt tiêu, dầu ăn…

Sơ chế nguyên liệu:

Măng ngâm nước cho mềm. Thi thoảng phải thay nước vài lần. Xả sạch nước rồi luộc qua nước sôi tầm 5-10 phút. Luộc lần thứ 2 cũng y như vậy. Xả sạch vắt cho thật ráo nước rồi xé nhỏ măng thành từng miếng vừa ăn.

Đặt chảo lên bếp với lửa lớn, cho 2 muỗng ăn cơm dầu ăn vào, tiếp tục cho măng vào xào sơ vài phút để măng được thơm rồi tắt bếp.

Gừng gọt vỏ, mài củ gừng cho nhuyễn. Vắt khô, giữ phần nước gừng lại để khử mùi hôi của vịt. Còn phần xác gừng sẽ dùng pha nước chấm mắm gừng.

Làm vịt kỹ lưỡng, rửa thật sạch. Sau đó, bạn pha một ít rượu + muối + nước cốt 1 trái chanh rồi rửa lại vịt lần nữa. Bạn dùng tay lấy phần gừng tươi đập dập chà xát lên toàn bộ thân vịt trong khoảng vài phút rồi rửa sạch lại với nước, để ráo. Bước này giúp khử sạch mùi hôi của vịt (thịt vịt có mùi hôi đặc trưng, nếu không khử hết sẽ khiến thịt vịt và nước dùng hơi có mùi khó chịu khi ăn).

Chế biến bún măng vịt

Sau khi sơ chế nguyên liệu, bạn tiến hành chế biến bún măng vịt theo các bước sau:

Bước 1: Dùng dao khứa những đường song song trên da vịt để gia vị thấm đều hơn. Sau đó, bạn áp chảo phần thịt vịt này để ra bớt chất béo từ thịt vịt.

Sau khi áp chảo, cho vịt vào tô và ướp cùng muối, tiêu, bột ngọt, hạt nêm,tỏi băm trộn đều để vịt thật thấm gia vị.

Bước 2: Tiếp theo, bạn đun 2 lít nước, chờ nước sôi thì cho thịt vịt đã xào vào. Để nước dùng không bị đục, bạn cần đun lửa nhỏ và không đậy nắp nồi. Khi nước luộc sôi thì hạ lửa nhỏ cho vịt chín từ từ, rồi mở vung nồi và vớt vớt hết bọt và váng mỡ vịt thường xuyên trong quá trình luộc để nước dùng bún trong và ngọt.

Bước 3: Sau khi luộc chín thịt vịt, bạn đem thịt đi chần sơ qua nước đá để da vịt đỡ bị thâm, sau đó chặt vịt thành từng miếng vừa ăn.

Bước 4: Để chế biến măng, trước tiên, bạn bắt chảo lên bếp, cho dầu vào, đợi dầu sôi thì khử tỏi băm và hành phi. Khi hành tỏi đã có mùi thơm, bạn đổ măng vào xào, nêm thêm 1 ít nước mắm, muối, hạt nêm và trộn đều. Khi măng đã ngấm đều gia vị thì cho măng vào nồi nước luộc vịt. Tiếp tục đun cho tới khi măng chín, có thể nêm nếm thêm cho phù hợp và thêm và một ít hành lá.

Pha nước chấm:

Bún măng vịt dù có được nấu điêu luyện đến cỡ nào mà thiếu nước chấm thì cũng không ngon được. Để pha một chén nước chấm tuyệt hảo cho món ăn này, bạn cần thực hiện như sau:

Bắt chảo lên bếp, cho vào 3 muỗng canh nước mắm và 2 muỗng canh đường rồi bật bếp đun cho tan chảy đường rồi tắt bếp. Chờ cho hỗn hợp này nguội, bạn cho vào 1 muỗng canh nước cốt chanh, gừng và ớt băm nhuyễn và trộn đều. Vậy là xong món nước chấm măng vịt hoàn hảo rồi.

Hoặc để tiết kiệm thời gian, bạn cũng có thể pha công thức nước chấm đơn giản hơn: Chuẩn bị một chén nước mắm với độ mặn vừa phải (có thể dùng Chin-Su hoặc Nam Ngư) Cho vào một ít gừng thái sợi, ớt bột (liều lượng ớt tùy vào khả năng ăn cay của gia đình bạn), một ít đường rồi khuấy đều. Đơn giản như vậy thôi cũng đủ có một chén nước chấm bún măng vịt ngon tuyệt rồi đấy!

Hoàn thiện và trình bày:

Để bày biện món ăn, bạn cho bún vào tô, chan nướng dùng cùng thịt vịt và măng lên trên là được. Bạn cũng có thể rải thêm tí hành lá, rau mùi, hành phi. Để món ăn thêm tròn vị, bạn bày biện các loại rau sống đã chuẩn bị trên bàn ăn luôn nhé! Bún măng vịt mà ăn kèm với các loại rau này thì sẽ hấp dẫn lắm đấy!

Tại sao lại là bún măng vịt?

Giá trị dinh dưỡng của bún măng vịt

Bún măng vịt ghi điểm bởi nước lèo nóng hổi, vị ngọt thanh hấp dẫn thoang thoảng mùi gừng và xen kẽ vị béo của nước luộc vịt.  Nấu món bún măng vịt thơm ngon tại nhà, bạn không chỉ giúp cho bữa ăn gia đình thêm phong phú mà còn củng cố sức khỏe cho mình và những người thân yêu thật tốt. Bún măng vịt được ưa chuộng bởi rất nhiều những công dụng cho sức khỏe như sau:

– Bún măng vịt rất tốt cho hệ tiêu hóa, lại có thể phòng chống táo bón, rất thích hợp với người bị táo bón. Sở dĩ như vậy là vì măng tươi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cũng như nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như sắt, phốt pho, canxi, protein thực vật cũng như hàm lượng chất xơ cao.

– Bún măng vịt còn có thể giảm các triệu chứng đờm bởi măng tươi có tác dụng trị đờm, lợi tiểu, làm sáng mắt rất hữu hiệu. Không những thế, măng còn có thể hấp thụ chất béo, thúc đẩy quá trình lên men thực phẩm, có tác dụng tiêu hóa và bài tiết tốt.

– Vịt là một nguồn tốt của cả hai khoáng chất kẽm và selen, 2 khoáng chất rất cần thiết cho hệ miễn dịch. Thậm chí, trên thực tế, một ức vịt chứa hơn một phần ba lượng selen khuyến nghị hàng ngày.

– Thịt vịt chứa tất cả 8 vitamin B thiết yếu. Vitamin B thuộc một loại khá quan trọng, giúp mọi thứ từ tạo năng lượng đến giải độc và chức năng tế bào. Đặc biệt, Vitamin B12 trong thịt vịt rất quan trọng này rất hữu ích cho nhận thức và tăng cường trí nhớ.

Một vài lưu ý khi ăn bún măng vịt:

Dù có nghiền ăn bún măng vịt đến cỡ nào thì bạn cũng cần lưu ý rằng không nên ăn măng tươi quá nhiều và liên tục, cụ thể là mỗi người mỗi bữa không nên hấp thụ quá nửa kg. Hơn nữa, măng tươi mặc dù có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng lại có tính lạnh, nhiều chất xơ, ăn quá nhiều thành ra tiêu hóa khó, dễ trở thành gánh nặng cho dạ dày, đặc biệt là người mắc bệnh về đường tiêu hóa.

– Khi ăn măng tươi, lúc luộc măng tươi bao giờ cũng phải đổ nước luộc đi, rửa măng lại, có khi luộc tới hai lần, lần nào cũng đổ nước luộc đi như vậy rồi mới nấu ăn, và thường hầm măng. Làm như vậy là để acid cyanhydric (một chất không tốt cho cơ thể) hoà tan trong nước và bay hơi hết đi.

Trên đây là cách nấu món bún măng vịt thơm ngon cùng những lưu ý cần thiết khi chế biến, thưởng thức món ăn này. Hi vọng bạn và gia đình sẽ có một bữa ăn ấm cúng bên nồi bún măng vịt thơm ngon, nóng hổi! Chúc các bạn ngon miệng.

admin

Related post