BẠN HIỂU GÌ VỀ MỘT CHAI NƯỚC MẮM? (PHẦN 2)

BẠN HIỂU GÌ VỀ MỘT CHAI NƯỚC MẮM? (PHẦN 2)

Chúng ta đã điểm qua tất cả những điều cần biết về độ đạm của nước mắm. hôm nay, hãy cùng tìm hiểu tiếp về phụ gia, hương liệu trong nước mắm nhé! Sự cường điệu một cách thiếu chi tiết của truyền thông khiến người tiêu dùng Việt Nam trở nên sợ sệt với nước […]

Chúng ta đã điểm qua tất cả những điều cần biết về độ đạm của nước mắm. hôm nay, hãy cùng tìm hiểu tiếp về phụ gia, hương liệu trong nước mắm nhé!

Sự cường điệu một cách thiếu chi tiết của truyền thông khiến người tiêu dùng Việt Nam trở nên sợ sệt với nước mắm “hóa chất”. Thực ra, bất kì chất gì có công thức hóa học thì đều là hóa chất.

Đối với các hóa chất nhân tạo, chúng ta vẫn đang ăn mỗi ngày trong đa phần các thực phẩm đóng hộp, đóng gói. Chúng ta có thể ăn một cách không cần lo lắng với điều kiện các hóa chất đó phép sử dụng trong thực phẩm. Và giới hạn hàm lượng mà cơ thể người đào thải được và không gây hại cho sức khỏe.

1. Các sản phẩm đã được kiểm duyệt cụ thể

Các sản phẩm đã được kiểm duyệt cụ thể

Mọi tiêu chuẩn đều dựa trên các nghiên cứu khoa học về hàm lượng các hóa chất không gây hại cho cơ thể người. Tính theo đơn vị thể trọng là kg.

Các sản phẩm không đáp ứng được quy chuẩn sẽ không được lưu hành. Lí thuyết là vậy, còn nếu có sự nghi ngờ nào đó về việc những sản phẩm “lọt lưới” quy chuẩn. Để tung ra thị trường, người tiêu dùng nên chất vấn các cơ quan cấp phép lưu hành. Hoặc trưng cầu các cơ quan kiểm định. Ở đây chúng ta không bàn tới mối nghi ngờ này, khi không có những cơ sở rõ ràng.

Với ngành nước mắm, hiện các loại phụ gia được cho phép sử dụng theo QCVN ban hành kèm Thông tư của Bộ Y tế. Chất điều chỉnh độ a-xít (thường có mã số thứ tự theo hệ thống đánh giá quốc tế INS là E2xx và E3xx, x là những chữ số: ví dụ E330, E270). Chất tăng hương vị hay còn gọi là chất điều vị (E6xx). Chất tạo ngọt (E9xx), chất tạo màu (E1xx), chất tạo nhũ và chất ổn định (E4xx). Chất bảo quản (E2xx). QCVN hiện hành đều có quy định hàm lượng tối đa với các chất này, tùy mỗi chất.

2. Bạn đã hiểu gì về một chai nước mắm? 

Bạn đã hiểu gì về một chai nước mắm? 

Các phụ gia trong sản phẩm được liệt kê trong thành phần, ghi theo thứ tự sử dụng từ nhiều đến ít. Trong đó thành phần tinh cốt cá cơm được ghi rõ tỉ lệ %. Điều này không bắt buộc, nhưng thường các nhà sản xuất chủ động ghi rõ tỉ lệ này để tạo ấn tượng với người tiêu dùng. Mặc dù có gần 65% tinh cốt cá cơm, sản phẩm này cũng chỉ có độ đạm (Nitơ tổng) 20g/L. 

Khi một sản phẩm được cấp phép lưu hành, chắc chắn nó đã được kiểm định. Đảm bảo các phụ gia không vượt quá hàm lượng tối đa theo quy chuẩn.

3. Tìm hiểu về phụ gia trong nước mắm

Nhưng làm sao để biết cụ thể nhà sản xuất đã cho hàm lượng phụ gia bao nhiêu trong giới hạn tối đa đó? Câu trả lời là không thể biết chính xác nếu chỉ nhìn trên nhãn chai. Vì NSX không công bố và quy định của pháp luật không bắt buộc điều này.

Pháp luật tôn trọng những công thức riêng như là bí mật kinh doanh của nhà sản xuất. Đó cũng chính là lí do mà chúng ta thấy không loại nước mắm nào hoàn toàn giống loại nào. Dù đều có thành phần cốt nhĩ hoặc cốt nấu. Nghệ thuật chiều chuộng cái lưỡi người tiêu dùng cũng nằm ở đây.

Tìm hiểu về phụ gia trong nước mắm

Nhưng có một quy định giúp chúng ta áng chừng được phần nào tỉ lệ sử dụng các thành phần. Đó là quy định về việc công bố các thành phần theo thứ tự từ nhiều đến ít. Nhà sản xuất thường công bố cụ thể tỉ lệ cốt nhĩ, là vì họ muốn thế. Nó có giá trị quảng cáo.

Hi vọng những kiến thức trên đây giúp ích được cho bạn phần nào trong quá trình tìm hiểu về nước mắm. Cùng đón chờ phần 3 để hiểu trọn vẹn hơn về nền công nghiệp gia vị này ở Việt Nam nhé!

admin

Related post