Nước mắm Phú Quốc, Phan Thiết…. – tăng trưởng từ 20% mỗi năm
Nước mắm – thứ gia vị luôn giữ vị trí “trung tâm” trên bàn ăn của mỗi gia đình người Việt. Bát nước chấm màu nâu vàng sóng sánh. Tô điểm thêm màu đỏ của ớt, màu trắng của tỏi làm mâm cơm gia đình trở nên ngon mắt, đậm đà. Cũng như văn hoá […]
Nước mắm – thứ gia vị luôn giữ vị trí “trung tâm” trên bàn ăn của mỗi gia đình người Việt. Bát nước chấm màu nâu vàng sóng sánh. Tô điểm thêm màu đỏ của ớt, màu trắng của tỏi làm mâm cơm gia đình trở nên ngon mắt, đậm đà. Cũng như văn hoá ẩm thực mỗi vùng miền một nét riêng, nước mắm ở mỗi địa phương lại mang một màu sắc, hương vị đặc biệt không thể trộn lẫn. Các loại nước mắm nổi tiếng có thể kể đến nước mắm Phú Quốc, nước mắm Nha Trang-Phan Thiết…
Đặc trưng từng vùng miền – nước mắm Phú Quốc
Nước mắm Việt Nam có từ hơn 200 năm nay. Vì nguyên liệu cá và điều kiện thời tiết mỗi nơi mỗi khác, mắm ở mỗi nơi mỗi khác.Cá cơm Phú Quốc mập thịt, nên họ có thể ướp muối cá ở trên tàu ngay sau đánh bắt. Thời tiết nhiệt đới nên chượp nhiều muối trong thời gian khoảng 01 năm. Cho ra nước mắm Phú Quốc cao đạm, màu hổ phách, có mùi rất dịu.
Phan Thiết và Nha Trang điều kiện thời tiết cũng nắng nóng nhưng cá cơm vùng biển này không mập. Ngư dân chượp muối sau khi chuyển cá vào bờ. Cá đã qua giai đoạn co cứng, cơ giãn hơn, dễ phân giải hơn, ra nước mắm nhanh hơn trong từ 8-9 tháng.
Các vùng khác như Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Cát Hải… điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn nhiều. Tháng lạnh tháng nóng, cá nục nhiều hơn cá cơm, chưa kể cá tạp… Cá không chượp muối sau đánh bắt, chượp muối thành nhiều lần mỗi lần một ít. Có nơi còn phải đánh khuấy cho cá nát ra,… Tất cả giải pháp này nhằm giúp cá dễ phân giải hơn, nên nước mắm những vùng này có mùi đậm hơn khá nhiều so với nước mắm Nha Trang, Phan Thiết.
Cũng chính vì vậy nước mắm mỗi vùng lại mang một hương vị riêng biệt. Nên khó có thể nói nước mắm vùng nào ngon hơn vùng nào.
Thị trường nội trọn trong tay doanh nghiệp Việt
Nước mắm là sản phẩm duy nhất thị trường nội địa lên đến 500 triệu USD với tốc độ tăng trưởng hằng năm trên 20%. Hiện nằm trọn trong tay các doanh nghiệp Việt Nam.
Thị trường nước mắm và nước chấm có quy mô khoảng 225 triệu lít/năm. Trong đó phân khúc “nước mắm” có quy mô thị trường khoảng trên 100 triệu lít/năm. Còn lại là các sản phẩm gốc nước mắm có độ đạm dưới 10 độ hoặc các sản phẩm pha chế sẵn. Với quy mô thị trường khoảng 125 triệu lít/năm.
Theo báo cáo của Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội:
Hiện có khoảng 2.800 hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống, khoảng 20% thị phần. Trong đó, loại nước mắm thành phẩm có thành phần từ cá và muối chiếm khoảng 1-2%. Chủ yếu là nước mắm được sản xuất theo chỉ dẫn địa lý Phú Quốc, Cát Hải.
Loại hình sản xuất nước mắm quy mô công nghiệp, cũng có quá trình ủ chượp lên men từ cá tươi và muối trong thời gian từ 6-12 tháng như sản xuất nước mắm theo phương thức truyền thống. Sản phẩm nước mắm thương phẩm có thể ở dạng nước mắm nguyên chất hoặc ở dạng phối trộn. Hiện có trên 10 doanh nghiệp lớn tham gia thị trường nước mắm công nghiệp. Trong đó riêng Masan chiếm khoảng 62% thị phần này.
Nguyên liệu sản xuất nước mắm Phú Quốc của Masan được lấy từ 02 nguồn chính. Nhà máy tự sản xuất từ 500 thùng chượp (tổng sức chứa khoảng 10.000 tấn cá). Nguồn nước mắm cốt thu mua của các cơ sở sản xuất nước mắm trong nước.
Cùng tham khảo thêm các công thức pha nước chấm tại đây, để hương vị quê nhà thêm phần hấp dẫn nhé!