NHỮNG ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH LÀNG NGHỀ NƯỚC MẮM NỔI TIẾNG

NHỮNG ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH LÀNG NGHỀ NƯỚC MẮM NỔI TIẾNG

NHỮNG ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH LÀNG NGHỀ NƯỚC MẮM NỔI TIẾNG

Ngoài việc sản xuất ra những giọt mắm hảo hạng, những làng nghề, nhà thùng nước mắm là địa điểm khá thú vị cho du khách tham quan. Đến đây, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về một phần lịch sử, văn hóa dân tộc cũng như hiểu được công sức của người thợ […]

Ngoài việc sản xuất ra những giọt mắm hảo hạng, những làng nghề, nhà thùng nước mắm là địa điểm khá thú vị cho du khách tham quan. Đến đây, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về một phần lịch sử, văn hóa dân tộc cũng như hiểu được công sức của người thợ lành nghề cho từng giọt nước mắm thơm ngon trên bàn ăn. Cùng tham khảo một vài địa điểm hay ho dưới đây nhé!

Làng nghề nước mắm Nam Ô

NHỮNG ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH LÀNG NGHỀ NƯỚC MẮM NỔI TIẾNG

Nam Ô là tên một ngôi làng cổ, cửa ô phía Nam của nước Đại Việt xưa, hình thành cách ngày nay hàng trăm năm, nằm bên vịnh Đà Nẵng, dưới chân đèo Hải Vân,  thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng. Đây là một làng nghề truyền thống khai thác, đánh bắt thủy hải sản, làm nước mắm. Làng biển Nam Ô có bờ biển dài,  nhiều loài hải sản phong phú thuận lợi cho việc đánh bắt và neo đậu tàu thuyền.Làng nghề có lăng Ông nghề cá (thờ cá Voi). Di tích lăng Ông được xây dựng từ thời Vua Gia Long (1802), là nơi thờ phụng theo tín ngưỡng dân gian truyền thống của nghề đánh bắt cá biển và nghề làm nước mắm lâu đời của làng cá Nam Ô.

Bên cạnh đó, ngoài lợi thế về cảnh quan thiên nhiên lý tưởng, Làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô có vị trí địa lý thuận lợi, lại gắn với các di chỉ văn hóa có lịch sử hình thành từ thời cha ông mở cõi như: đền thờ bà Liễu Hạnh, mộ Huyền Trân công chúa, mộ cổ tiền hiền làng Nam Ô, lăng thờ cá Ông và các di chỉ, phế tích Chăm…  Đó là điều kiện thuận lợi và rất phù hợp để liên kết phát triển du lịch làng nghề gắn với phát triển du lịch tại địa phương.

Nhà thùng nước mắm Phú Quốc

Khi bước chân vào các nhà thùng nước mắm ở Phú Quốc, du khách sẽ choáng ngợp với quy mô rộng lớn của những chiếc thùng gỗ ủ mắm. Một trong những nhà thùng lớn nhất phải kể đến ở đây là nhà thùng Nam Ngư Phú Quốc.Hiện nay, nhà thùng này sở hữu gần 500 thùng ủ nước mắm với kích thước mỗi thùng cao từ 2 đến 3 mét và đường kính khoảng từ 1,5 đến 2m và được quấn 6 đến 8 sợi đai tùy theo cỡ thùng to hay bé. Mỗi một thùng này có thể chứa được từ 7 đến 13 tấn cá và cho ra hàng trăm lít nước mắm mỗi lần ủ chượp thành công.Thời gian sử dụng mỗi chiếc thùng này có thể lên tới 60 năm. Nhà thùng nước mắm Nam Ngư Phú Quốc tọa lạc tại tổ 1, ấp Suối Đá, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Ngoài ra, Phú Quốc còn có những nhà thùng nước mắm lớn khác như:

Nhà thùng sản xuất nước mắm Khải Hoàn. Địa chỉ: Đường Hùng Vương, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc

Nhà thùng sản xuất nước mắm Hưng Thịnh. Địa chỉ: Đường 30/4, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc

Nhà thùng sản xuất nước mắm Nam Hương. Địa chỉ: gần Bãi Sao, thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc

Làng nghề nước mắm Phan Thiết

Nghề làm nước mắm đã gắn bó với người dân Phan Thiết từ những ngày đầu lập địa và cho đến ngày hôm nay và vẫn đang được phát triển lớn mạnh. Khi đến cửa ngõ Phan Thiết, đặc biệt vào những ngày mùa, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những sân mắm, những thùng lều cao nghều trải dài và cảm nhận vị mặn chát của muối, hương đặc trưng của cá, mắm thoang thoảng trong không khí. Hiện nay, tại Phan Thiết bạn có thể ghé đến các làng nghề Thanh Hải, Phú Hài, Đức Thắng và Hàm Tiến – Mũi Né để tham quan. Nước mắm Phan Thiết rất dễ nhận biết bởi màu vàng rơm, trong vắt, sánh, mùi thơm đặc trưng không thể lẫn với các loại nước mắm khác.

Làng nghề nước mắm Vạn Phần

Nằm trên địa bàn huyện Diễn Châu, Vạn Phần là làng nghề làm nước mắm có truyền thống nổi tiếng từ vài thế kỉ trước. Sản phẩm của làng nghề đã từng có vinh dự là đặc sản “Tiến Vua”. Không ai rõ nghề làm nước mắm xuất hiện tại đất Vạn Phần xưa tự bao giờ, chỉ biết rằng, nơi khởi nguồn được xác định là ở xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu. Những tổ nghề từ xa xưa đã biết tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào từ biển cả, kết hợp với phương pháp ủ chượp truyền thống để cho ra loại nước mắm thơm ngon. Dần dần, làm nước mắm trở thành nghề truyền thống của địa phương theo hình thức cha truyền con nối. Đến với làng nghề nước mắm Vạn Phần, du khách có thể bắt gặp những nghệ nhân da ngăm rám nắng, kiên nhẫn bên những chum sành, vại sành to lớn hoặc trầm mặc bên các bếp lửa chưng cất thứ sản phẩm có mùi thơm đặc biệt như linh hồn, sự kết tinh năng lượng của biển và năng lượng của con người. Thăm làng nghề, khách du lịch có thể mua cho mình những chai nước mắm “tuyệt hảo” làm đậm đà hơn trong những bữa ăn, sum vầy.

Nước mắm Ba Làng

Nói đến nước mắm người dân Thanh Hóa, ai cũng biết đến thương hiệu nước mắm Do Xuyên – Ba Làng (xã Hải Thanh, Tĩnh Gia). Với lợi thế nguồn nguyên liệu cá và muối dồi dào, giao thương tấp nập, hàng trăm năm nay người dân xã Hải Thanh đã gắn bó với nghề làm nước mắm. Thương hiệu nước mắm gia truyền Do Xuyên – Ba Làng trải qua bao đời trở thành một trong những đặc sản nổi tiếng xứ Thanh và cả nước. Hiện nay nghề chế biến nước mắm tập trung chủ yếu ở xứ đạo Ba Làng (gồm 3 thôn: Xuân Tiến, Thượng Hải và Quang Minh) với hơn 100 cơ sở sản xuất.

Cá nguyên liệu dùng ủ mắm thường là loại cá trỏng than (cá cơm), cá đốm, cá trích… còn tươi xanh. Trong đó, cá trỏng than được ưa chuộng hơn cả vì vừa được mắm mà độ đạm cũng cao hơn.

Không chỉ là nơi cho ra đời loại gia vị thần kỳ góp vui trong mọi bữa ăn Việt, những làng nghề và nhà thùng nước mắm này còn là những địa điểm thú vị để tham quan. Nếu bạn có ghé thăm những địa phương kể trên, đừng ngại dành thời gian tìm hiểu quy trình và công sức của bà con làm mắm nhé!

admin

Related post